Để trở thành một đơn vị du lịch có trách nhiệm

Các thành viên của RTC Việt Nam nhận thức rõ mình cần tôn trọng cộng đồng địa phương và hệ sinh thái. Chúng tôi hiểu rằng các hoạt động du lịch sẽ mang đến cả tác động tiêu cực lẫn tích cực và thường yếu tố tiêu cực sẽ nhiều hơn. RTC Việt Nam đã soạn bộ hướng dẫn nhằm giúp các công ty lữ hành, du khách và nhà cung cấp địa phương nhận thức được trách nhiệm chung của mình thông qua du lịch có trách nhiệm:

  • Bảo vệ Môi trường – hệ thực vật, động vật và cảnh quan
  • Tôn trọng văn hoá địa phương – truyền thống, tôn giáo và di sản
  • Mang lợi ích cho cộng đồng địa phương – cả về kinh tế và xã hội
  • Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên – từ văn phòng đến điểm tham quan
  • Giảm thiểu ô nhiễm – tiếng ồn, xử lý chất thải và ùn tắc

Duy trì tính cạnh tranh và sáng tạo

RTC Việt Nam gồm các đơn vị lữ hành độc lập với phong cách đặc trưng và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Do vậy, chúng tôi có những cách riêng để hoàn thành những trách nhiệm của mình:

  • Thiết lập chính sách riêng và buộc thành viên thực hiện
  • Phổ biến với khách hàng về du lịch bền vững và du lịch có trách nhiệm
  • Khuyến khích du khách tham gia hoạt động du lịch bền vững và có trách nhiệm
  • Làm việc với nhà cung cấp và đối tác để đạt được các mục tiêu bền vững
  • Thúc đẩy thực hành để nâng cao ý thức đi du lịch có trách nhiệm

Đạt được trách nhiệm xã hội

  1. Huy động cộng đồng địa phương tích cực tham gia vào việc lập kế hoạch, ra quyết định và nâng cao năng lực
  2. Đánh giá các tác động xã hội trong suốt quá trình hoạt động nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa các tác động tích cực;
  3. Đảm bảo mọi người đều có khả năng tiếp cận du lịch, đặc biệt là các nhóm và cá nhân dễ bị tổn thương.
  4. Chống lại nạn lạm dụng tình dục, đặc biệt ở trẻ em
  5. Tôn trọng văn hóa bản địa, giữ gìn và phát huy đa dạng văn hoá;
  6. Đảm bảo du lịch góp phần cải thiện sức khoẻ và giáo dục.

Đạt được trách nhiệm môi trường

  1. Đánh giá các tác động môi trường trong suốt quá trình hoạt động du lịch và đảm bảo giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa các tác động tích cực;
  2. Sử dụng các nguồn lực bền vững, giảm lãng phí và tiêu thụ quá mức;
  3. Quản lý đa dạng thiên nhiên một cách bền vững, và khôi phục tự nhiên. Xem xét loại hình du lịch phù hợp với môi trường, tôn trọng tính toàn vẹn của các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và các khu vực được bảo vệ;
  4. Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về sự phát triển bền vững cho tất cả các bên liên quan.
  5. Nâng cao năng lực của tất cả các bên liên quan, tham vấn các chuyên gia về môi trường và bảo tồn nhằm đảm bảo thực hành du lịch bền vững.

Đạt được trách nhiệm kinh tế

  1. Đánh giá các tác động kinh tế trước khi triển khai hoạt động du lịch nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và giảm thiểu những tác động tiêu cực đến sinh kế người dân
  2. Tối đa hóa lợi ích kinh tế địa phương bằng cách tăng mối liên kết và giảm thất thoát, bằng cách đảm bảo cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động và hưởng lợi từ du lịch;
  3. Phát triển các sản phẩm chất lượng. Điều này giúp nâng cao chất lượng điểm đến;
  4. Tiếp thị sản phẩm du lịch bằng cách giới thiệu sự toàn vẹn thiên nhiên, văn hoá và xã hội của điểm đến;
  5. Triển khai các hoạt động kinh doanh công bằng, giá cả hợp lý, xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị, quy trình tuyển dụng theo chuẩn lao động quốc tế;
  6. Hỗ trợ thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để đảm bảo các doanh nghiệp du lịch phát triển bền vững.