Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng nhiều hơn gấp đôi trong mười hai năm qua, từ 2,1 triệu năm 2000 lên 6,8 triệu trong năm 2012. Cùng với đó du lịch trong nước cũng tăng trưởng tương tự từ 11,7 triệu năm 2000 lên 23 triệu năm 2009. Thực tế, Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO chỉ ra rằng tỷ lệ tăng trưởng 8,9% của lượng du khách quốc tế đến Việt Nam trong thập kỷ qua đã vượt xa mức tăng trưởng 3,4% của ngành du lịch thế giới nói chung.

Trong khi du lịch rõ ràng là một lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ và là nguồn gốc quan trọng của chi tiêu, đầu tư, nguồn thu ngoại tệ, việc làm và thúc đẩy việc bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa, thì viễn cảnh Việt Nam phải đối mặt với một tương lai của du lịch đại chúng cũng kéo theo hàng loạt các rủi ro và thách thức. Những tác động tiêu cực đối với xã hội và môi trường của việc quy hoạch và quản lý du lịch kém hiệu quả có thể bao gồm:

– Tình trạng phát triển quá mức hoặc không đồng đều

– Xung đột văn hóa

– Sự cạnh tranh giành những nguồn lực hạn chế

– Phá hủy môi trường tự nhiên

Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc UNEP cũng xác định một số tác động kinh tế tiêu cực của việc quy hoạch và quản lý du lịch yếu kém:

– Lãng phí

– Cô lập du lịch

– Lạm phát

– Phụ thuộc kinh tế

– Thay đổi trong nhu cầu

“Du lịch có trách nhiệm gắn liền với các vấn đề phát sinh tại một địa điểm cụ thể do hệ quả của hoạt động du lịch” – Giáo sư Harold Goodwin, 2011.

Du lịch có trách nhiệm đòi hỏi chúng ta phải được dẫn dắt bởi lương tâm, đạo đức và pháp luật của xã hội, để trên cương vị là người làm du lịch và du khách chúng ta đưa ra những quyết định có lợi ích tích cực nhất đối với môi trường xung quanh. Trong ngắn hạn, Du lịch có trách nhiệm đòi hỏi chúng ta phải có nghĩa vụ với hành động và cả những thiếu sót mình gây ra, có khả năng và năng lực hành động, sau đó là có hành động đáp lại để tạo nên một sự khác biệt tích cực.

Nguồn: ESRT Fact Sheets 1

http://www.otc-certified-store.com/obesity-medicine-usa.html